Kích thước cổng nhà theo tuổi

    Dân gian ngày xưa hay nói “Nhà cao cửa rộng”, nghĩa là nhà càng cao cửa càng rộng thì tốt vì đón khí vào tốt; nếu nhà cao thì cửa phải rộng mới phù hợp tương ứng. Tuy nhiên không phải cửa rộng hay cao bao nhiêu cũng là tốt, mà nếu cao quá hay rộng quá thì lại không tốt mà ngược lại còn xấu.

    cong nhom duc, cong biet thu

    1. Dĩ nhiên là kích thước phải căn cứ theo thước Lỗ Ban để chọn kích thước tốt. Tuy nhiên cần lưu ý thêm là nếu chọn theo Lỗ Ban đã được kích thước tốt thì 2 kích thước: chiều rộng, chiều cao phải là âm – dương thì sự phối hợp mới cát tường, “phúc lộc vĩnh trinh”. Chỉ một kích thước dương hay một kích thước âm thôi thì rơi vào “Cô Âm Bất Sinh, Độc Dương Bất Trưởng”. Dương là số lẻ, Âm là số chẵn.

    2. Không phải tất cả các cửa đều nên làm cùng 1 kích thước. Nếu hướng trổ cửa mà có sao xấu chiếu tới trong vận đó (1 vận kéo dài 20 năm) thì tốt nhất cửa có sao xấu chiếu nên có kích thước nhỏ, thấp. Ngược lại cửa có sao tốt chiếu tới thì kích thước nên rộng, cao. Để cho khí xấu vào ít, mà khí tốt thì vào nhiều. Muốn biết cửa nào có sao xấu, tốt chiếu là căn cứ vào trạch vận phi tinh bàn của căn nhà đó.

    3. Có 1 trường phái phong thủy quan niệm rằng nhà phải có cửa ngay tại chính giữa mà không nên lệch trái hay phải. Thực ra vị trí đặt cửa, cổng là hoàn toàn phụ thuộc vào Phi Tinh và đo đạc mạch đất: có những mạch đất tốt khi người ra vào đạp lên thì vui vẻ, sảng khoái; còn mạch đất xấu khi ra vào mà đạp lên thì tâm trạng nóng nảy, bực dọc, khó chịu. Do đó việc xây dựng các công trình lớn đòi hỏi xem xét về Huyền Không và Địa Lý, 2 môn này các thầy a ma tơ ở ngoài không biết và dĩ nhiên các kiến trúc sư càng không nắm rõ vì trong trường kiến trúc chỉ dạy những điều căn bản của phong thủy; chứ làm sao xây siêu thị mà hỏi tuổi chọn hướng hợp với giám đốc siêu thị hay hợp tuổi với người mua sắm ? Muốn tìm hiểu mạch đất, tầng địa chất dĩ nhiên là không dễ, nên môn này rất kén người để truyền thụ.


    4. Khi đã tính toán được vị trí đặt cửa thì phải cố gắng đặt cửa trong 1 vị trí 1 sơn mà thôi. Không nên đặt cửa quá hẹp thì không thu nạp được khí tốt; còn nếu cửa quá rộng thì khí vào nhà sẽ bị tạp loạn, lai nhiễm vừa xấu vừa tốt nên dẫn đến mặc dù đặt tại nơi tốt, đón khí tốt nhưng cửa, cổng cũng đồng thời đón cả khí xấu. Cách xác định là vẽ sơ đồ căn nhà theo đúng tỷ lệ mà áp lên la bàn để xem kích thước cửa có phù hợp hay nằm trong 1 sơn không. Tâm điểm la bàn chính là trung cung nhà.

    5. Nếu kích thước cổng, cửa hay vị trí đặt không đúng: có thể bạn sẽ không cảm thấy tài lộc hay sức khỏe bị ảnh hưởng nhưng dứt khoát con người sống trong nhà đó sẽ sinh ra bần tiện, hung ác, nhỏ mọn, hay ghen ghét, đố kỵ, tham lam…Đây cũng là yếu quyết trong nghề khi xem xét nhà có nhân đinh xấu.

    6. Khi đã chọn được cổng có vị trí, kích thước tốt và đón cát khí thì hàng rào nên xây bít luôn nếu rơi vào vị trí khí xấu. Còn nếu may mắn đón được khí tốt luôn thì hàng rào nên xây hở, thoáng cũng được. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là cửa, cổng; còn hàng rào chỉ là yếu tố phụ; nếu cổng đã đón đúng khí tốt thì hàng rào xây tường bít luôn cũng không hề gì.

    7. Sau cùng là 1 lưu ý nhỏ, cửa, cổng là rất quan trọng trong việc hóa giải hướng nhà xấu. Nếu hướng nhà xấu thì có thể hóa giải bằng việc trổ cửa hướng tốt, nếu cả cửa và hướng nhà đều xấu thì có thể khắc phục bằng cách đặt cổng hướng tốt. Tức là lấy cát khí mà lấn áp hung khí, lấy Cát Ngoại mà hóa giải Nội Hung. Do đó nếu có điều kiện thì ngay từ khâu lên bản vẽ thiết kế, bạn nên mời thầy địa lý nào giỏi xem đất tư vấn đặt cổng cửa tại đâu, chứ đừng đợi đến khi hoàn tất bản vẽ hay xây xong nhà rồi mới tìm gặp để gỡ rối thì có khi không còn kịp.